Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Ngày này, thuật ngữ điện lạnh dường như không còn là xa lạ với nhiều người nữa.
Ở thành phố hiện đại hay đến vùng nông thôn xa xôi thì điện lạnh cũng đã được nhiều người nhắc đến.
Nhưng, để hiểu hết về thuật ngữ này, thì chắc cũng còn rất nhiều người chưa hiểu hết về nó.
Vì vậy, qua bài viết này, công ty Thắng Phát, sẽ nói rõ hơn về thuật ngữ điện lạnh là gì? Có nên học nghề điện lạnh hay không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé.
Điện lạnh là gì?
Điện lạnh là thuật ngữ dùng để miêu tả về các thiết bị liên quan đến nhu cầu sử dụng làm nóng hay làm lạnh, sự thay đổi, tăng – giảm nhiệt độ môi trường ở một ví trí nhất định nào đó đang sử dụng các thiết bị máy móc có sử dụng điện hoặc nguồn năng lượng khác như: gió, ánh nắng mặt trời và các công việc liên quan tới nó.
Nghề điện lạnh là gì? Nghề điện lạnh là những công việc bao gồm như công việc lắp đặt kho lạnh, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện lạnh như: điều hòa, máy giặt, lò vi sóng, máy nước nóng, thay block máy lạnh…
Vật tư, linh kiện điện lạnh để thay thế chính hãng.
Phân biệt nghề điện lạnh và điện dân dụng
Điện dân dụng: gồm các thiết bị sử dụng trong gia đình như bàn là, bóng đèn, nồi cơm điện, ấm đun nước, máy bơm…
Điện lạnh: gồm các thiết bị áp dụng cho lạnh công nghiệp, điều hòa không khí và dân dụng.
Nghề điện lạnh
Nghề điện lạnh là nghề bao gồm những công việc như: lắp đặt – bảo trì và sửa chữa điện lạnh. Ngoài ra còn làm những công việc như thiết kế điện lạnh, hoặc là thi công các công trình điện lạnh dân dụng và công nghiệp.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, thị trường ngày càng phổ biến các sản phẩm điện lạnh như máy lạnh, máy giặt, lò vi sóng, máy nước nóng…thì nghề điện lạnh đang được coi là một trong những nghề rất hot.
Cũng vì độ hot của nó mà thực tế, nghề này đã thu hút nhiều người tham gia cọc các khóa học nghề điện lạnh hay cũng như tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp điện lạnh rất cao.
Do nhu cầu sử dụng máy lạnh nhiều, hầu như gia đình nào cũng sử dụng nên nghề điện lạnh có nhiều việc làm.
Kiến thức và Kỹ năng cần có của một thợ điện lạnh chuyên nghiệp
Mỗi mỗi ngành nghề khác nhau đều cần có những kỹ năng chuyên nghiệp, riêng biệt để có thể làm tốt, nhiệm vụ, chức năng của mình. Vì vậy, để làm tốt công việc của một người thợ điện lạnh thì bạn cần phải có những kỹ năng nhất định như sau:
1.Về kiến thức chuyên môn:
Bắt đầu một công việc nào cũng đòi hỏi bạn phải có nền kiến thức cơ bản đến vững chắc nhất định.
Đối với một kỹ sư điện lạnh thì điều kiện bắt buộc cần phải có là bạn phải nằm vững được những khái niệm, nguyên lý hoạt động và biết được một số phần phềm để hỗ trợ cho quá trình làm việc được suôn sẻ như: Autocad, phầm mền tính khối lượng ống gió, phần mềm tính tải lạnh,…
Còn đối với một thợ điện lạnh dân dụng, bạn cũng không thể nào thiếu đi những hiệu biết về dây điện, đường ống gas, các loại gas, block máy lạnh…
2. Về kỹ năng chuyên môn:
Một kỹ sư điện lạnh, phải thao tác rành, thành thạo các phần mềm kể trên, phải biết tính toán, phân tích chính xác những dự án công trình đã được bàn giao.
Một thợ điện lạnh phải đảm bảo các kỹ năng về lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa khắc phục nhanh chóng tất cả mọi sự cố trên các thiết bị điện lạnh : điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, bình nóng lạnh….
Người thợ điện lạnh dân dụng khi làm việc trong một môi trường nào đó phải tuân thủ các yêu cầu sau:
Vận hành các thiết bị điện lạnh đúng quy trình, đúng kĩ thuật. Nếu như bạn không có các kỹ năng về vận hành các thiết bị máy móc điện lạnh đúng quy trình thì hậu quả là rất dễ gây lên tình trạng hỏng máy. Thậm chí có thể gây nguy hại cho bản thân và những người xung quanh.
Đảm bảo rằng việc sử dụng thành thạo các dụng cụ chuyên dụng, dụng cụ bảo hộ lao động đúng kĩ thuật chính là tự bảo vệ bản thân mình trước các mối nguy hại từ công việc. Bởi vì nếu không nói quá thì nghề điện lạnh là một nghề rất nguy hiểm vì:
Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, thấp, tiếng ồn, tia bức xạ….vượt quá mức độ cho phép
Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại ở dạng rắn, lỏng, khí, đặc biệt là ở dạng hơi có thể
thâm nhập vào con người qua đường hô hấp, qua da, qua đường tiêu hóa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Môi trường làm việc thường dễ tiếp xúc với viruts, vi khuẩn độc hại hoặc các yếu tố có thể lây bệnh truyền nhiễm hay yếu tố sinh học độc hại
Môi trường làm việc nguy hiểm luôn rình rập như độ cao, hầm lò,…
Phân tích đánh giá, kiểm tra và đề xuất phương án khắc phục sửa chữa từng hạng mục.
Kĩ năng xử lý khi bắt tay vào làm việc phải chuyên nghiệp, thao tác linh hoạt nhưng phải đảm bảo độ chất lượng về lâu về dài.
Ví dụ, khi bạn chỉ cần sửa được vài hôm thì các mối hàn hay đoạn mạch bị bung ra do kỹ năng hàn đường ống gas của bạn còn kém thì tất nhiên là lại hỏng. Lúc này khách hàng sẽ không thể tin tưởng vào trình độ sửa chữa của bạn được.
Tác phong, thái độ làm việc nhiệt tình; văn minh; lịch sự; quần áo gọn gàng.
Có nên học nghề điện lạnh hay không?
Đây là câu hỏi của nhiều người khi chưa biết chọn nghề gì có nên học nghề điện lạnh hay không?
Nghề nào cũng có những khó khăn của nó, nghề sửa chữa điện lạnh cũng vậy, tuy là nghề có thu nhập tương đối cao và công việc tương đối ổn định nhưng khó khăn của nghề điện lạnh đó chính là 2 vấn đề sau đây:
Nghề sửa chữa điện lạnh phụ thuộc theo mùa bởi nó là nghề theo thời vụ. Ví dụ như mùa hè thì sửa chữa nhiều còn mùa mưa thì ít.
Nghề điện lạnh thường xuyên gặp nhiều rủi ro trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng. Vì dụ như độ cao, chập điện là những hiểm họa rình rập…
Như chúng tôi đã nói ở trên, nghề điện lạnh là một nghề có mức lương tương đối ổn định, nhưng đây cũng là một nhóm nghề rủi ro luôn rình rập. Vì vậy, câu hỏi có nên học nghề điện lạnh hay không còn phụ thuộc vào người học có thực sự đam mê hay không?
Trân trọng cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết.